THÁP PO KLONG GARAI NINH THUẬN
GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT
Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho 1 quần thể tháp chăm hùng vĩ đẹp nhất còn sót lại ở Việt Nam. Tháp Po Klong Garai nằm trên đồi trầu, phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Ninh Thuận 9 km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 được vị vua Chế Mân xây dựng để để thờ vị vua Po Klong Garai, vị vua có công lớn trong việc cai trị đấy nước.
Quần thể tháp Po Klong Garai ban đêmkI
Truyền thuyết thú vị về tháp Po Klong Garai
Về sự tích thì ngày xưa có hai ông bà đã cao tuổi nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit. Cô lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên đươc nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng, hai cha con khát nước xung quanh không có sông suối. Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến thì chẳng thấy giọt nước nào. Sau đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé xấu xí lại rất hắu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất. Cậu cùng bạn đi buôn trầu. trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Cậu bạn về trước rồi đem cơm ra cho sau. Khi trở lại cậu bạn thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Khi chạy đến thì hai con rồng biến mất và Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô. Chuyện này được lan truyền khắp nơi. Vua Nuhol cho mời Jatol đến và gả công chúa cho. Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai.
KIẾN TRÚC CỦA THÁP PO KLONG GARAI
Quần thể tháp Po Klong Garai đạt đỉnh cao về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc của người Chăm. Đây là quần thể tháp đẹp và hiếm nhất, nguyên bản nhất 80% là thật, ít trùng tu, là di tích sống, hàng năm có 4 lễ hội diễn ra, lễ hội được mọi người biết đến nhất là lễ hội Ka tê.
Tháp Po Klong Garai là quần thể bao gồm ba Tháp: tháp Cổng cao khoảng 8m, tháp Lửa cao khoảng 9m, tháp chính cao khoảng 20m.
Đứng trên đồi trầu chúng ta có thể ngắm nhìn cả thành phố Phan Rang, xa ở phía trước khu tháp Po Klong Garai là tháp Chàm, xa phía sau khu tháp Po Klong Garai là sân bay quân sự. Khu tháp Po Klong Garai này xây dựng với mục đích cúng tế chứ không phải dùng cho vua ở.
- Tháp chính dùng để thờ vua Po Klong Garai, tháp chính có 4 cửa, nhưng chỉ có một của thật ở hướng đông, phía trên có bức phù đêu thờ thần Shiva. Trên 2 trụ chính trước cửa có khắc chữ chăm cổ mà hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được ý nghĩa của chữ này. Mái của tháp chính xây dựng nhiều tầng, tầng trên là mô hình thu nhỏ của tầng dưới, và được trang trí với những họa tiết hình đuôi rồng hình lá cực kì công phu. Tháp còn khá nguyên vẹn có hình tứ giác. Bên trong thờ tượng vua Po Klong Garai. Từ tháp chính nhìn ra phía trước chúng ta sẽ thấy một cái cổng, lúc trước cổng này là cửa ra vào chính nhưng hiện nay đã được thay đổi.
- Phía đông tháp chính là tháp cổng, tháp cổng là tháp dùng để vua hành lễ, đón tiếp khách. Tháp Cổng có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông Tây. Tháp cổng cũng là nơi dừng chân nghỉ ngôi, tĩnh tâm trước khi vào tháp chính.
- Ở giữa tháp chính và tháp cổng phía trên là tháp lửa, ngôi tháp này có 3 cửa, 2 cửa thông nhau theo hướng bắc nam, cửa còn lại ở phía đông. Mái tháp được xây dựng giống hình chiếc thuyền úp ngược. Tháp này dùng để trưng bày vật phẩm tế lễ, giữ ngọn lửa là lửa tế nên được gọi là tháp lửa. Hiện nay bên trong tháp lửa có nhiều đường nứt dài, có thể sập vì thế bên ngoài tháp cổng có biển báo nguy hiểm.
Phía tây tháp chính có 1 ngôi miếu nhỏ, ngôi miếu này thờ vợ của vua là hoàng hậu Bia Nai Kon.
Về xây dựng thì cũng như các ngôi tháp ở những nơi khác. Tháp được xây dựng bằng gạch nung, các viên gạch liền mạch không để lộ chất kết dính. Có rất nhiều giả thuyết về cách xây dựng tháp nhưng theo nhà khoa học người Pháp cho rằng lấy hai viên gạch sau khi được nung lên sẽ mài với nhau theo phương pháp mài chặc sau đó đốt chất kết dính làm từ nhựa vỏ cây vào rồi kéo hai viên gạch lại, hai viên gạch đã khít với nhau.
Phía dưới chân đồi Trầu là bảo tàng, khu trưng bày sắc ảnh văn hóa Chăm vật dụng truyền thống Chăm. Trong khu trưng bày du khách có thể tìm thấy nhiều vật dụng xưa kia của người Chăm còn hiện hữu như: cối xay lúa, nhạc cụ truyền thống và các trang phục của tu sĩ Chăm. Trong đó, xe trâu là một trong những vật dụng đặc trưng còn sót lại. Bánh xe và các vật dụng khác được làm hoàn toàn bằng gỗ. Các mối nối được được đục đẽo và đóng sao cho vừa khít mà không cần dùng đến vật phụ trợ khác.
Khu tháp Po Klong Garai Ninh Thuận
Giá vé tham quan và giờ mở cửa tháp Pôklông Garai
Theo thông tin được tổng hợp, thời gian mở cửa và giá vé tham quan tháp Pôklông Garai cụ thể như sau:
- Thời gian mở cửa: Từ 7h30 – 17h30 hàng ngày
- Giá vé: 20.000 VND/người lớn và 10.000 VND/trẻ em dưới 11 tuổi.
Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn dịch vụ xe điện với giá 25.000 VND/người/khứ hồi và 15.000 VND/người/lần.
Tháp Pôklông Garai mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên khi tới Ninh Thuận, các bạn hoàn toàn có thể thể ghé thăm địa điểm này bất cứ thời gian nào mà không cần đặt lịch hay mua vé vào cửa trước và lưu ý khi tham quan tháp chúng ta nên ăn mặc lịch sự để thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh.
Tháp Pô Klông Garai Ninh Thuận trong những năm gần đây luôn nhận được nhiều sự quan tâm của du khách. Ngoài lối kiến trúc độc đáo và không gian văn hóa nghệ thuật ấn tượng, tháp Pô Klông Garai còn thu hút du khách bởi những lễ hội đặc sắc. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có một chuyến du lịch khám phá Ninh Thuận thật nhiều kỷ niệm ấn tượng và đáng nhớ! Để thuận tiệc chi phí và thời gian vé máy bay, khách sạn, nhà hàng, chương trình tour hãy đến với GOODMORNING TRAVEL được phục vụ bạn!