Kinh nghiệm tham quan tháp Bà Ponagar
Nằm bên dòng sông mẹ của vùng đất Nha Trang xinh đẹp yên bình là một trong những công trình lâu đời nhất của vùng đất xứ trầm biển yến.Tháp Bà Ponagar một trong những công trình tháp chăm lớn nhất tại miền trung nước ta và cũng là một trong nhưng biểu tựng của du lịch Khánh Hòa,đây cũng là một quần thể kiến trúc đặc biệt, ghi dấu cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ nơi đây.
Tháp Bà một số thông tin
Địa chỉ: Nằm cách trung tâm thành phố 2km về hướng bắc quần thể kiến trúc tháp Bà Ponagar cổ kính nằm bên bờ phía bắc của cửa con sông cái Nha Trang dòng sông mẹ bồi đắp nên sự chù phú cho nơi đây. Đến với tháp Bà bạn chỉ cần bắt taxi di chuyển khoảng 15 phút từ trung tâm thành phố qua cầu Trần Phú rẽ vào đường tháp Bà đi thẳng là bạn sẽ đến tới địa chỉ Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Giá vé: chỉ từ 20.000 VNĐ là bạn đã có thể đi tham quan và tìm hiểu nơi đây.
Giờ mở cửa: Tháp Bà mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều (sau đó là đóng cửa) .
Nên đi tham quan tháp Bà vời thời gian nào?
Bạn nên đến viếng thăm nơi này vào những tháng hè khoảng từ 3 đến tháng 8 vì thời gian này Nha Trang khá đẹp phù hợp cho những chuyến đi du lịch.Đặc biệt bạn nên đến với tháp Bà Ponagar vào cuối tháng 3 Âm lịch bạn sẽ có cơ hội được tham gia lễ hội tháp Bà (từ 21 đến 23/3 lịch Âm). Đây là thời điểm thích hợp nhất để tìm hiểu về Ponagar cũng như hòa mình vào các hoạt động văn hóa của người dân địa phương.
Tháp Bà Ponagar có gì?
Tháp Bà Ponagar thuộc quần thể kiến trúc đền tháp của người Chăm Pa cổ thờ mẹ xứ sở nữ thần PONAGAR người luôn bảo hộ xứ Nha Trang được mưa thuận gió hòa chăm lo người dân chỉ họ cách trồng trọt có đất đai để sinh sống.Ponagar được người dân tôn là Thiên Y Thánh Mẫu. Trong tâm niệm của người Chăm Pa xưa Thiên Y Thánh Mẫu được xếp vào hạng thượng đẳng thần, muôn người thờ phụng.
Bước lên cổng nhìn lên một cách tổng quát ta có thể dễ dàng nhận ra khái quát bố cục của toàn bộ khu di tích. Khu di tích tháp Ponagar được chia làm 3 phân khu từ dưới lên trên tương ứng với 3 tầng kiến trúc.Vì dòng chảy lịch sử nên một số công trình ở tầng thấp đã bị phá hủy hầu hết nên khi bước đến đây du khách sẽ còn thấy những dấu tích còn sót lại ở phần dưới ở tằng này.
Tiếp theo di chuyển theo các bậc thang ta lên tới tầng giữa gồm nhiều;trụ đá theo nghiên cứu thì nơi này ngày xưa còn có mái che,được sử dụng làm nơi đòn tiếp khách về người dân sửa soạn đồ đi lễ để chuẩn bị dâng lễ lên bà.Nhìn tổng quan kiến trúc ở tầng giữa gồm 10 cột trụ chính chia làm 2 hàng nằm hai bên, chiều cao hơn 3 m, đường kính bằng một vòng tay người ôm (khoảng 1 m). Rộng ra có thêm một hệ thống cột nhỏ gồm 12 cột chia làm 2 hàng, có chiều cao thấp hơn chút. Hệ thống cột được bố trí hợp lý phân chia đỡ lực từ mái áp xuống. Bước tiếp lên trên các bậc thang dốc ở tầng giữa bạ sẽ tiến vào tầng trên cùng.
Tằng trên cùng là quần thể gồm bốn tháp và tầng này là tầng còn khá nguyên vẹn nhất Có hai dãy tháp được bao bọc bởi bốn bức tường gạch, do tác động của thời gian và con người hiện nay chỉ còn lại 2 bức tường. Mỗi dãy tháp ở tầng trên có 3 ngôi, trước 3 ngôi và sau 3 ngôi. Tuy nhiên 3 ngôi ở sau nay chỉ còn 1, tổng cộng hiện nay còn 4 ngôi tháp. Tháp được xây chắc chắn bằng gạch đất nung,đặc biệt các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được phương pháp hay chất liệu để kết dính lại các viên gạch lại với nhau hơn nữa việc màu của quần thể kiến trúc còn giữ được nguyên màu vẫn là một điều bí ẩn với các nahf nghiên cứu của nước ta.Ngoài ra những nét chạm khắc hay điêu khắc tại đây cực kỳ tinh xảo mang đậm dấu ấn ảnh hưởng cảu Hinđu giáo.Ngôi tháp chính thờ mẹ xứ sở gồm 4 tầng cao tổng cộng 23 m thờ Ponagar, vợ của thần Shiva. Ponagar được sinh ra ngoài biển khơi, do bọt biển và mây trời hóa thành, có thể coi bà như một món quà từ biển cả đến với con người.Bên trong tháp được trang trí bằng nhiều hình điêu khắc bắt mắt mô tả các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng thời đó: cảnh săn bắn, cảnh chèo thuyền, cảnh múa hát …
Đến với Tháp Bà Ponagar vào khoảng từ 21 đến 23/3 lịch Âm bạn sẽ được hòa mình vào dòng người chảy hội của lễ hội Tháp Bà Ponagar hằng năm để hiểu hơn về nét văn hóa của người Chăm để chiêm ngưỡn điệu múa của những thiếu nữ Chăm Pa xinh đẹp,tận hưởng chút rượu của người Chăm,ngắm nhìn sản phẩm gốm tuyệt vời hay dâng một chút lễ lên mẹ xứ sửo cầu bình an hạnh phúc cho gia đình và những người bạn yêu thương và còn nhiều hoạt động khác.
Một số lưu ý khi bạn đến thăm nơi này
Trang phục nên mặc khi đi Tháp Bà Nha Trang: mọi người ai cũng muốn mặc đẹp để còn chụp ảnh nhưng hạn chế mặc váy ngắn, quần short, áo trễ cổ… Nói chung không nên mặc phản cảm quá nha. Nên mang theo ô hoặc nón (mũ) nếu đi mùa hè vì rất nắng.