CHÙA TÀU "NGÔI CHÙA MANG ĐẬM NÉT PHƯƠNG ĐÔNG"
GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT
Chùa Tàu còn có tên gọi khác là chùa Trầm, chùa Thiên Vương Cổ Sát. Chùa tọa lạc tại số 385 Khe Sanh, phường 10, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Chùa Tàu do các nhà sư thuộc tông Hoa Nghiêm và phật tử người hoa xây dựng vào năm 1958 và được trùng tu năm 1989.
cổng tam quan chùa tàu.
VỊ TRÍ TRONG CHÙA
Đầu tiên bạn sẽ đi trên những miếng lát bằng đá chẻ, đây là nét độc đáo của chùa Tàu. Cổng chùa Tàu còn được gọi là cổng tam quan. Sau khi bước qua cổng chùa Tàu điểm điến đầu tiên là Từ Bi bảo điện. Bên trong điện là tượng phật Di Lặc cao khoảng 2,5m nằm ngay trung tâm bảo điện, trước tượng phật Di Lặc là tượng phật Thích Ca cao 0,5m. Xung quanh tượng phật Di Lặc là tượng của Tứ Đại Thiên Vương lần lược là Đa Văn Thiên Vương, Quản Mục Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương vô cùng oai nghiêm đứng ở bốn góc bảo điện như đang canh giữ và bảo vệ phật Di Lặc. Trong bảo điện còn có bốn cây cột màu đỏ có rồng vàng góp phần tạo không khí trang nghiêm kín cẩn.
Từ bi bảo điện
Sau Từ Bi bảo điện là Quang Minh bảo điện, đây là kiến trúc chính của ngôi chùa Tàu được xây dựng thành hình tứ giác chiều cao 12m, chiều dài mỗi cạnh 15m. Đứng ngoài nhìn chúng ta có thể thấy bảo điện được xây dựng với hai tần chông mái, trên nóc điện là kiến trúc hai con rồng theo thế hồi long, các góc cong của hai tầng mái trên và dưới có gắn các cặp lưỡng long vương đầu ra ngoài. Nhìn toàn diện chúng ta có thể thấy đây là tòa kiến trúc lộng lẫy uy nghi.
Đi vào bên trong điện chúng ta sẽ thấy điện này thờ Tây Phương Tam Thánh gồm A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, ba pho tượng này cao 4m và nặng 1,5 tấn, đặc biệt ba pho tượng này được gia công từ loại gỗ trầm hương quý hiếm được hoàng thượng Thọ Dã thỉnh từ HongKong về năm 1958. Hai bên tường trong điện được trang hoàng bằng những bức tranh vẽ phỏng theo các tích phật và hai bên vách điện còn có hai tượng Văn Thù, Phổ Hiền.
Tượng phật thích ca cao hơn 10m
Đến với điểm cuối cùng của chùa Tàu là tượng phật Thích Ca cao hơn 10m tọa trên đài sen ở khuân viên sau chùa Tàu. Sự độc đáo của kiến trúc này là được xây theo lối hai tầng, tầng trên là tượng phật và tầng dưới là nơi nghỉ ngoi của các du khách và phật tử đến thăm chùa Tàu.
Khi đặt chân đến chùa Tàu bạn sẽ thấy được hình ảnh nguy nga, tráng lệ của chùa Tàu. Chùa Tàu vừa mang vẻ đẹp của kiến trúc đặc sắc vừa mang vẻ đẹp tâm hồn và đây cũng là nơi gửi gắm niềm tin, tôn giáo của hàng ngàn phật tử. Với cảnh quan vừa đẹp lại thoáng đãng yên tĩnh của chùa Tàu, nơi đây sẽ là chốn tịnh tâm gột rửa nhũng ưu tư phiền muộn trong lòng bạn.
Chiếc bàn xoay kì diệu
Tiếp theo sẽ là bàn quay - chiếc bàn đã từng thu hút rất nhiều du khách đến với Đà Lạt. Bàn quay được đặt trong nhà dân ở bên cạnh chùa Tàu, bàn được đặt trong căn phòng rộng. Bàn làm từ gỗ đặt trên một trục quay được thiết kế khá công phu. Khi mọi người đứng xung quanh đặt tay trực tiếp lên bàn hồ đọc thần chú ra lệch cho bàn quay thì bàn sẽ quay từ từ rồi nhanh dần, khi mọi người cùng kêu dừng lại thì sau khoảng hai phút bàn dừng lại hẳn thật kì diệu phải không nào, chúng ta hãy mau đến với chùa Tàu để thử nghiệm cái bàn đá này nhé.
Hành trình khám phá CHÙA TÀU có nhiều điều thú vị đang chờ đợi bạn. Hãy lên kế hoạch du lịch ĐÀ LẠT ngày hôm nay và đừng quên liệt kê CHÙA TÀU vào danh sách những điểm cần đến bạn nhé! Muốn tiết kiệm chi phí du lịch thì đừng quên đặt vé máy bay, khách sạn, nhà hàng chương trình tour truy cập ngay GOODMORNING TRAVEL để được phục vụ bạn!